Có thực hay hư cấu Tào Quốc Cữu

Trong ghi chép lịch sử, có một vài hậu phi họ Tào của nhà Tống, nhưng chỉ duy nhất có một người là hoàng hậu. Đó là Từ Thánh Quang Hiến Tào hoàng hậu[1] (慈聖光獻皇后) (1015-1079), vợ hoàng đế Tống Nhân Tông và bà không có con.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là sự tồn tại lịch sử của "Tào quốc cữu" là không thể hay chắc chắn là có, do trong tiếng Trung, từ 舅 (cữu) có thể là "cậu" theo nghĩa là anh/em trai của mẹ hoặc "cậu" theo nghĩa là anh/em trai của vợ. Đôi khi để phân biệt hai nghĩa này thì từ "thê cữu" (妻舅) hay "cữu tử" (舅子) được sử dụng để chỉ đó là anh/em trai vợ. Từ Thánh Quang Hiến Tào hoàng hậu có người em trai là Tào Dật, được ghi lại trong sử sách[2], một người tính tình ôn hòa, thông hiểu âm luật, thích sáng tác thơ ca. Ông có tước phong tới Tế Dương quận vương, chết năm 72 tuổi thời Tống Triết Tông (trị vì 1067-1085) và sau khi chết được truy phong Nghi vương, nhưng không thấy ghi chép gì về việc ông này mến mộ, ưa thích các tư tưởng của Đạo giáo. Bên cạnh đó, cũng theo Tống sử thì Tào Dật có em trai là Tào Giai (曹偕) tự Quang Đạo, con là Tào Bình (曹評) và Tào Dụ (曹誘), không có gì trùng với nhân vật Cảnh Thực trong truyền thuyết như dưới đây.

Ngoài ra, tên của Tào Quốc Cữu trong Đạo giáo là Tào Dật có thể chỉ là sự thêm thắt sau này.